Chuyển đến nội dung chính

Các thuốc phòng chống đột quỵ tai biến phổ biến hiện nay

 Phòng chống đột quỵ tai biến luôn là mối quan tâm trong công tác khám chữa bệnh. Sử dụng các thuốc phòng chống đột quỵ tai biến làm giảm nguy cơ gây đột quỵ. 

  1. Thuốc phòng chống đột quỵ tai biến nguyên nhân do bệnh lý kèm theo

Hầu hết đột quỵ não đều có nguyên nhân từ các yếu tố liên quan đến bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường hay các bệnh về máu.

Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh huyết áp cao cần sử dụng những thuốc điều trị huyết áp để tránh các biến chứng và phòng  ngừa nguy cơ đột quỵ não. Các thuốc hạ huyết áp hay dùng hiện nay là:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid: Furosemid, Indapamid.

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Enalapril, Captopril,...

  • Nhóm thuốc chẹn kênh Calci: Amlodipine, Nifedipine, Verapamil.

Ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng triglycerid khiến mạch máu có thể bị cứng hoặc bị tắc bởi các mảng lipid tồn đọng, dẫn tới xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch. Do đó, cần kiểm soát tình trạng đái tháo đường để giảm nguy cơ đột quỵ tai biến. Một số nhóm thuốc điều trị thường dùng trong lâm sàng:

  • Nhóm Sulfonylurea: Acetohexamide, Tolbutamid,...

  • Nhóm Biguanid: Metformin.

  • Nhóm ức chế men Alpha – Glucosidase: Acarbose, Glyset

  • Nhóm Thiazonlidinedione: Pioglitazone, Rosiglitazone.

  • Nhóm Meglitinide: Repaglinide.

  • Nhóm thuốc ức chế men DPP-4.

  1. Thuốc phòng chống đột quỵ tai biến tái phát

Đối với bệnh nhân đã từng có tiền sử đột quỵ, hay các bệnh lý liên quan đến não thì điều trị phòng chống đột quỵ não là rất cần thiết. Khi đó bệnh nhân cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc để đạt được hiệu quả. Một số thuốc hay được sử dụng trong dự phòng tai biến: 

  • Aspirin: Dùng Aspirin ở liều thấp có vai trò phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não. Với người từng bị tắc nghẽn mạch máu não, dùng aspirin làm giảm nguy cơ tái phát và tỷ lệ tử vong. Aspirin hỗ trợ làm tan huyết khối, làm giảm đáng kể sự tắc nghẽn. 

  • Clopidogrel: thay thế aspirin trong trường hợp người bệnh không dung nạp được aspirin. Thích hợp với những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch.

  • Warfarin: ức chế tổng hợp tại gan các yếu tố đông máu. Làm giảm nguy cơ tử vong do tắc nghẽn mạch máu não.

  • Thuốc chống đông kháng Vitamin K: Thuốc giúp ngăn chặn không cho huyết khối hình thành và tăng lên về kích thước chứ không làm tan cục máu đông. Thích hợp trong điều trị dự phòng tai biến.

  • Lovenox: Giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông hay huyết khối tĩnh mạch. 

  • Có thể dùng các thuốc chống đông máu thế hệ mới như: Pradaxa, Xarelto,...

Lưu ý khi sử dụng các thuốc chống hình thành huyết khối:

  • Các thuốc trên có tính ngăn ngừa sự đông máu nên có thể gây chảy máu. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho những người chảy máu hay đang chảy máu, xuất huyết dưới da  hay đang mổ. 

  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố có liên quan đến sự đông máu để hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

  • Phải dùng thuốc hàng ngày, đúng giờ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó kết hợp các thuốc bảo vệ thần kinh nhằm mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở các mô bị rối loạn, giảm thiểu nguy cơ tắc mạch máu não. Các thuốc bổ thần kinh thường dùng:

  • Piracetam

  • Cerebrolysin

  • Citicoline

  • Duxil

  • Bổ sung các loại Vitamin cần thiết và dưỡng chất: Vitamin E và C, kẽm, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B9, Vitamin B12.

  • Các sản phẩm Đông y: Saponin trong nhân sâm và rễ cây đinh lăng được cho là tác dụng tốt cho tế bào não.

  1. Những lưu ý trong phòng chống đột quỵ tai biến

Ngoài việc sử dụng thuốc trong phòng chống đột quỵ tai biến, bệnh nhân cần xây dựng một lối sống lành mạnh nhằm hạn chế nguy cơ mắc tai biến đột quỵ.

  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Khói thuốc có nhiều chất độc làm cản trở cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng, trong đó có não. Cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ tốt: Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ cải thiện tuần hoàn não, tăng trí nhớ và sự tập trung.

  • Tránh lo âu, căng thẳng. 

  • Ăn uống điều độ và đầy đủ dinh dưỡng: Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, hạn chế đồ ăn dầu mỡ. 

  • Giảm cân: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Làm tăng nguy cơ thiếu máu não.

  • Vận động thường xuyên: Luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng, xả stress và ngăn chặn nhiều bệnh lý nguy hiểm.

  • Khám sức khỏe định kỳ: Những người có tiền sử thiếu máu não hay mắc các bệnh liên quan tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần duy trì khám sức khỏe thường xuyên để tránh nguy cơ tai biến.

Sử dụng các thuốc chống đột quỵ tai biến cần thận trọng trên các đối tượng bệnh nhân khác nhau và có hướng dẫn của bác sĩ. Đột quỵ tai biến để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy cần hết sức phòng tránh. Nếu có bất kỳ thắc mắc về thuốc phòng tránh đột quỵ tai biến hãy gọi ngay đến

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hiểu rõ về thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền

  Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là bệnh lý thần kinh đang rất phổ biến ở những người cao tuổi. Bệnh thường kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là g? Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là gì? Động mạch đốt sống thân nền chính gồm 2 đoạn: Đoạn ngoài sọ: Động mạch đốt sống Đoạn trong sọ: Động mạch nền. Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là một dạng bệnh lý liên quan đến mạch máu não có diễn biến kéo dài và rất phức tạp, với những biểu hiện lâm sàng khác nhau như: nhức đầu, suy giảm trí nhớ, chóng mặt,… Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền thường có nhiều nguyên nhân. Trước đây, căn nguyên phổ biến và đứng đầu của thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền được xem là do xơ vữa mạch máu. Tuy nhiên gần đây, nhiều nghiên cứu cho rằng sự thoái hoá của xương, khớp hay đĩa đệm cột sống cổ lại đóng vai trò quan trọng hơn. Ở những bệnh nhân có tuổi, trung niên thường có sự kết hợp của cả hai nguyên

Những cách tăng oxy lên não giúp bạn khỏe mạnh

  Oxy từ ngoài không khí vào phổi, theo dòng máu đưa đến não cung cấp oxy cho não hoạt động. Nếu não bạn bị thiếu oxy trong một thời gian khoảng 4 đến 5 phút các tế bào não của bạn sẽ bị hủy hoại và chết dần. Thiếu oxy lên não khiến các hoạt của bạn trở nên kém hơn, chất lượng công việc không còn hiệu quả, thậm chí nặng có thể dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây cung cấp những phương pháp cải thiện tình trạng oxy lên não. Thiếu oxy lên não là gì? Thiếu oxy lên não là tình trạng lưu lượng máu đến não không đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi oxy cho hoạt động của não bộ.  Xem thêm: Cách chữa thiếu máu não Tình trạng này chiếm 25% nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và tim mạch. Khi bị thiếu oxy não nhẹ, biểu hiện là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nặng hơn là mất ý thức, mất trí nhớ và tình trạng này kéo dài dài sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não tăng cao nguy cơ đột quỵ, tử vong. Các cách tăng oxy lên não Các bài tập giúp tăng

Những biến chứng của bệnh thiếu máo não có nguy hiểm không?

  Thiếu máu não là tình trạng lượng máu cung cấp lên não bị giảm, dẫn đến giảm khả năng cung cấp oxy cũng như các chất dinh dưỡng cho các tế bào của não bộ. Các biến chứng của bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không? Tổng quan về bệnh thiếu máu não Thiếu máu não là tình trạng mà quá trình lưu thông máu lên não vì một lý do nào đó mà bị trì trệ, làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng dưỡng cần thiết cho các tế bào của não bộ hoạt động. Đối với người bình thường, não tiêu tốn khoảng gần 15% tổng lượng máu của toàn bộ cơ thể. Não thiếu máu, tế bào thần kinh ảnh hưởng và ảnh hưởng đến các cơ quan mà não bộ chi phối. Xem thêm: Rối loạn tuần hoàn não có nguy hiểm không Hiện nay bệnh thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa khi mà nhiều người trẻ tuổi vì lý do làm việc trong môi trường áp lực, nhiều stress. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính và việc điều trị sau này sẽ trở nên rất khó khăn Bệnh thiếu máu não đang có xu hướng trẻ