Chuyển đến nội dung chính

Top 5 thuốc đặc trị rối loạn tiền đình

 Cuộc sống hiện đại với áp lực trong công việc và cuộc sống dễ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng rối loạn tiền đình. Căn bệnh này thường gặp nhất ở đối tượng nhân viên văn phòng, người trung niên và người già. Triệu chứng thường gặp của tình trạng này là ù tai, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt,…Vậy có những hiện nay thuốc đặc trị rối loạn tiền đình có những thuốc nào? Hãy cùng FYKOFA tìm hiểu qua bài viết dưới đây

C:\Users\fpt shop\Documents\FYKOFA\media\Thiết kế không tên (6).png

Rối loạn tiền đình thường gặp nhất ở đối tượng nhân viên văn phòng, người trung niên và người già. 

1. Cinnarizin 

Cinnarizin là loại thuốc chữa rối loạn tiền đình thuộc nhóm kháng Histamin H1. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh chóng mặt, hoa mắt, mất phương hướng, ù tai, choáng váng. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng phòng say tàu xe, phòng ngừa cơn đau nửa đầu. 

Khi sử dụng Cinnarizin có thể gây ra tác dụng phụ như ngủ gà, ngủ gật, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp có thể gây khô miệng, tăng cân. 

Cinarizin được dùng uống, nên là sau bữa ăn với liều 30 mg, 3 lần mỗi ngày. Trẻ em 5 - 12 tuổi: 1/2 liều người lớn.

Thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú, người lái xe và vận hành máy, người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

2. Flunarizin (Nomigrain, hepen, Fluzine)

Flunarizin thường có các biệt dược như: Azitocin 5; Beejenac; Beezan; Benetil-F; Cbimigraine; Cinarex 5; Dofluzol; Donarizine-5; Etnadin; Farcozol; Febira; Flubium; Flunavertig; Fluzine; Fluzinstad; Frego; Fudlezin; Furunas;

Flunarizin là thuốc có hoạt tính chẹn kênh calci, kháng histamin và an thần

Flunarizin là thuốc có hoạt tính chẹn kênh calci, kháng histamin và an thần. Thuốc ngăn chặn sự quá tải calci ở tế bào, bằng cách làm giảm calci tràn vào quá mức qua màng tế bào. Flunarizin không tác động trên sự co bóp cơ tim, không ức chế nút xoang nhĩ hoặc nhĩ thất, không làm tăng tần số tim, không có tác dụng chống tăng huyết áp.

Flunarizin thường được bác sĩ kê toa đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình có triệu chứng chóng mặt, nhức đầu. Đồng thời, thuốc còn được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não hoặc thiếu oxy lên não.

Flunarizin được chỉ định trong dự phòng chứng đau nửa đầu hoặc điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình.

Sử dụng Flunarizin có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ nhẹ, tăng cân,….hoặc các tác dụng phụ hiếm gặp khác như: buồn nôn, đau dạ dày, khô miệng,…

Đối với trường hợp đau nửa đầu: 

  • Liều khởi đầu: Uống vào buổi tối

  • Bệnh nhân dưới 65 tuổi: Uống 2 viên/ngày

  • Bệnh nhân > 65 tuổi: Uống 1 viên/ngày

Đối với trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt

Dùng liều hằng ngày tương tự như trường hợp đau nửa đầu nhưng điều trị khởi đầu chỉ kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là dưới 2 tháng. 

3. Vinpocetine 

Vinpocetine là thuốc thuộc nhóm hệ thần kinh trung ương, phân nhóm thuốc hướng thần kinh và thuốc bổ thần kinh.

Vinpocetin có tác dụng cải thiện tốt những triệu chứng đau đầu, chóng mặt và mất thăng bằng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra hạ huyết áp tạm thời hay mất ngủ. Bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc.

Vinpocetine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén vinpocetine 10 mg

  • Viên con nhộng 5 mg

  • Thuốc tiêm

Liều lượng và cách dùng:

Dùng 15-30mg/24 giờ, chia làm 3 lần. Liều duy trì: 15mg/24 giờ, chia làm 3 lần, dùng trong thời gian dài.

Khi truyền dịch gián đoạn, liều khởi đầu là 20mg/24 giờ. Sau đó, liều thông thường là 30mg/24 giờ.

4. Betaserc

Betaserc là một sản phẩm được sản xuất tại Abbott với thành phần chính là Betahistine dihydrochloride.

Betaserc là một thuốc giảm triệu chứng trong rối loạn tiền đình

Với công dụng giảm hoa mắt, giảm cảm giác buồn nôn, hỗ trợ cải thiện tình trạng nghe kém, ù tai, hỗ trợ tốt trong việc giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình, Betaserc được chỉ định trong:

  • Hội chứng Ménière với các triệu chứng sau: chóng mặt , ù tai, nghe khó hoặc mất thính giác. 

  • Triệu chứng chóng mặt tiền đình (cảm thấy chóng mặt, thường kèm buồn nôn &/hoặc nôn, thậm chí ngay khi đứng yên).

Liều dùng: 

1- 2 viên 8mg x 3 lần/ngày, ½ - 1 viên 16mg x 3 lần/ngày hoặc 1 viên 24mg x 2 lần/ngày.

Lưu ý: Betaserc hay gây ra tình trạng 

  • Rối loạn tiêu hóa (nôn, khó tiêu)

  • Đau đầu. 

  • Dị ứng. 

  • Đau thượng vị nhẹ

Vì vậy thuốc thường chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

  • U tuyến thượng thận được biết như u tế bào ưa crom.

5. Acetylleucin

Nổi tiếng với tên biệt dược Tanganil, Acetylleucin là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị chứng chóng mặt và mất điều hòa tiểu não. 

Đến nay, cơ chế tác dụng của acetylleucin vẫn chưa được nghiên cứu chính xác, nhưng trên lâm sàng, nó cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng cơn chóng mặt, nhất là trong rối loạn tiền đình.

Tuy nhiên, khi dùng Acetylleucin kéo dài sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc làm cho cơ thể người bệnh mệt mỏi hơn.

Liều dùng (người trưởng thành):

- Ðường uống: 1,5 đến 2g/24h, thời gian điều trị từ 10 ngày đến 5 hoặc 6 tuần.

Khi bắt đầu điều trị, hoặc khi điều trị không hiệu quả, có thể tăng liều lên đến 3 g hoặc 4 g mỗi ngày mà không gặp trở ngại nào.

- Ðường tiêm tĩnh mạch: 2 ống/ngày; thời gian điều trị biến đổi tùy theo diễn biến lâm sàng (liều lượng có thể tăng lên 4 ống/ngày nếu cần).

Cách dùng:

- Ðường uống: liều hàng ngày chia làm 2 hay 3 lần, nên dùng vào bữa ăn.

- Ðường tiêm: nếu chóng mặt nhiều cần điều trị khẩn cấp, đặc biệt khi nôn không thể dùng thuốc uống, tốt nhất nên tiêm chậm qua đường tĩnh mạch (tiêm bắp có thể dẫn đến những phản ứng tại chỗ).

Thận trọng lúc dùng : LÚC CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều thuốc đặc trị rối loạn tiền đình dễ tìm kiếm, nhưng bệnh nhân không được tự ý sử dụng mà phải sử dụng dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn, góp ý chi tiết và cụ thể qua hotline

 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hiểu rõ về thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền

  Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là bệnh lý thần kinh đang rất phổ biến ở những người cao tuổi. Bệnh thường kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là g? Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là gì? Động mạch đốt sống thân nền chính gồm 2 đoạn: Đoạn ngoài sọ: Động mạch đốt sống Đoạn trong sọ: Động mạch nền. Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là một dạng bệnh lý liên quan đến mạch máu não có diễn biến kéo dài và rất phức tạp, với những biểu hiện lâm sàng khác nhau như: nhức đầu, suy giảm trí nhớ, chóng mặt,… Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền thường có nhiều nguyên nhân. Trước đây, căn nguyên phổ biến và đứng đầu của thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền được xem là do xơ vữa mạch máu. Tuy nhiên gần đây, nhiều nghiên cứu cho rằng sự thoái hoá của xương, khớp hay đĩa đệm cột sống cổ lại đóng vai trò quan trọng hơn. Ở những bệnh nhân có tuổi, trung niên thường có sự kết hợp của cả hai nguyên

Những cách tăng oxy lên não giúp bạn khỏe mạnh

  Oxy từ ngoài không khí vào phổi, theo dòng máu đưa đến não cung cấp oxy cho não hoạt động. Nếu não bạn bị thiếu oxy trong một thời gian khoảng 4 đến 5 phút các tế bào não của bạn sẽ bị hủy hoại và chết dần. Thiếu oxy lên não khiến các hoạt của bạn trở nên kém hơn, chất lượng công việc không còn hiệu quả, thậm chí nặng có thể dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây cung cấp những phương pháp cải thiện tình trạng oxy lên não. Thiếu oxy lên não là gì? Thiếu oxy lên não là tình trạng lưu lượng máu đến não không đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi oxy cho hoạt động của não bộ.  Xem thêm: Cách chữa thiếu máu não Tình trạng này chiếm 25% nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và tim mạch. Khi bị thiếu oxy não nhẹ, biểu hiện là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nặng hơn là mất ý thức, mất trí nhớ và tình trạng này kéo dài dài sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não tăng cao nguy cơ đột quỵ, tử vong. Các cách tăng oxy lên não Các bài tập giúp tăng

Những biến chứng của bệnh thiếu máo não có nguy hiểm không?

  Thiếu máu não là tình trạng lượng máu cung cấp lên não bị giảm, dẫn đến giảm khả năng cung cấp oxy cũng như các chất dinh dưỡng cho các tế bào của não bộ. Các biến chứng của bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không? Tổng quan về bệnh thiếu máu não Thiếu máu não là tình trạng mà quá trình lưu thông máu lên não vì một lý do nào đó mà bị trì trệ, làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng dưỡng cần thiết cho các tế bào của não bộ hoạt động. Đối với người bình thường, não tiêu tốn khoảng gần 15% tổng lượng máu của toàn bộ cơ thể. Não thiếu máu, tế bào thần kinh ảnh hưởng và ảnh hưởng đến các cơ quan mà não bộ chi phối. Xem thêm: Rối loạn tuần hoàn não có nguy hiểm không Hiện nay bệnh thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa khi mà nhiều người trẻ tuổi vì lý do làm việc trong môi trường áp lực, nhiều stress. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính và việc điều trị sau này sẽ trở nên rất khó khăn Bệnh thiếu máu não đang có xu hướng trẻ