Chuyển đến nội dung chính

Dấu hiệu của stress là gì? có dễ nhận biết không?

 Stress là phản ứng của cơ thể khi phải đối diện với nhiều áp lực, căng thẳng, thường xuất hiện ở nhiều đối tượng cả trẻ nhỏ lẫn trung niên, người già. Căn bệnh này thường sẽ không phát hiện được sớm mà thường sẽ xuất hiện khi có triệu chứng thực thể kèm với nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, người bệnh cần phải để ý đến dấu hiệu của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

  1. Rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng thần kinh là dấu hiệu của stress thường gặp.

Khi bị stress sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng quá mức, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và rối loạn chức năng thần kinh có thể xảy ra.

  • Rối loạn giấc ngủ: người bệnh thường sẽ mất ngủ, trằn trọc không ngủ được hoặc giấc ngủ ngắn, hay lo âu, Ngoài ra, khi làm việc căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone adrenaline tạo ra cảm giác buồn ngủ, bồn chồn và mệt mỏi. 

  • Rối loạn chức năng thần kinh gồm: suy giảm trí nhớ, đau đầu căng thẳng, chóng mặt, hoa mắt

+ Suy giảm trí nhớ: hay gặp tình trạng hay quên, nhầm lẫn, đãng trí, … do stress nặng, căng thẳng quá mức dẫn đến tăng áp lực lên cá thể 

+ Căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng sinh tồn bằng cách tăng nhịp tim, nhịp thở và tăng huyết áp. Đồng thời giảm lượng máu tuần hoàn, giảm lượng máu lên não gây nên tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt

  • Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng là dấu hiệu của bệnh stress, đặc biệt là ở nữ giới. Gây ra tình trạng mất kinh, vòng kinh thưa, đau bụng dữ dội…

  1. Việc thay đổi cảm xúc, ăn uống không điều độ- dấu hiệu điển hình của stress

  • Khi bị stress, người bệnh sẽ trở nên dễ xúc động hơn, bạn có thể sẽ nổi cáu vì những việc rất nhỏ nhặt, hoặc có thể khóc òa vì những chuyện không đâu, sẽ trở nên căng thẳng, mệt mỏi quá mức. Khi bị stress quá mức sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến hay kích động hơn.

                                 Stress làm cho cơ thể dễ cáu gắt, tức giận hơn

  • Việc ăn uống cũng phản ảnh nhiều về việc người đó bị stress hay không. Tùy vào tình trạng của bệnh, có người sẽ ăn rất nhiều, ăn nhanh không ngừng nghỉ để giải tỏa stress, có người lại cảm thấy chán nản, không muốn ăn gì.

  • Người bệnh thường có biểu hiện tránh xa người khác, không muốn tiếp xúc gần, muốn ở yên một mình nơi yên tĩnh

  • Stress nặng cũng dễ dẫn đến đau nhức cơ thể toàn thân do stress tạo ra áp lực đối với cơ thể, tạo ra hormon adrenalin làm cho cơ bắp căng cứng, cổ và lưng bị “ngay đơ”, đau nhức. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy tim đập nhanh, tăng huyết áp khi bị stress.

  • Một số dấu hiệu khác của bệnh stress:

+ Suy giảm miễn dịch, hay bị ốm: do khi bị stress, cơ thể phải làm việc quá tải làm cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt

+ Rụng nhiều tóc: stress gây phóng ra nhiều nội tiết tố androgen gây rối loạn nang lông và khiến tóc rụng nhiều

+ Nổi mề đay, phát ban, nổi nhiều mụn trứng cá

+ Co giật mí mắt, giảm ham muốn khi quan hệ tình dục

+ Người luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, khó hoàn thành một công việc…

Như vậy, dấu hiệu của stress là rất nhiều, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy được những thay đổi bất thường khi bị stress để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

  1. Các biện pháp khắc phục khi có dấu hiệu của stress

  • Người bệnh nên thư giãn nhiều hơn, tránh nghĩ ngợi nhiều vấn đề hoặc nghĩ nó theo một hướng đơn giản.

  • Tạo không gian yên tĩnh cho cơ thể, tránh những ồn ào, mệt mỏi xung quanh

  • Điều chỉnh lối ăn uống hợp lý, tránh ăn quá nhiều hay quá ít

  • Lên kế hoạch làm việc hợp lý, tránh để nhiều công việc cùng làm một lúc gây căng thẳng, stress

  • Chia sẻ với những người xung quanh về những vấn đề bạn đang gặp phải để bản thân cảm thấy nhẹ nhàng hơn, giảm stress, căng thẳng

  • Áp dụng các biện pháp thư giãn như tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương, nghe nhạc, đọc sách, tập thể dục, … đều giải phóng căng thẳng, mệt mỏi và mang đến nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể.

                       Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, stress

  • Tránh đặt nặng vấn đề với cá nhân khiến stress nặng hơn

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tránh xa chất kích thích, rượu bia nhiều

  • Xây dựng thời gian biểu làm việc hợp lý, hiệu quả

  • Nếu stress nặng thì người bệnh có thể sử dụng thuốc tây sau nhằm điều trị triệu chứng của bệnh hiệu quả:

+ Nhóm thuốc an thần: diazepam, lorazepam, …

+ Nhóm thuốc gây ngủ

+ Thuốc chống trầm cảm: Citalopram, Sertraline, …

+ Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: propranolol, atenolol, … khi stress nặng làm tăng huyết áp quá mức.

Như vậy, những dấu hiệu stress sẽ được phát hiện dễ dàng nên người bệnh cần được phát hiện tình trạng bệnh nhanh chóng để có hướng giải quyết kịp thời, hiệu quả, hoặc có thể liên hệ với bác sĩ để sớm nhất có thể để được tư vấn, hướng dẫn điều trị bệnh hợp lý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hiểu rõ về thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền

  Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là bệnh lý thần kinh đang rất phổ biến ở những người cao tuổi. Bệnh thường kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là g? Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là gì? Động mạch đốt sống thân nền chính gồm 2 đoạn: Đoạn ngoài sọ: Động mạch đốt sống Đoạn trong sọ: Động mạch nền. Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền là một dạng bệnh lý liên quan đến mạch máu não có diễn biến kéo dài và rất phức tạp, với những biểu hiện lâm sàng khác nhau như: nhức đầu, suy giảm trí nhớ, chóng mặt,… Thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền thường có nhiều nguyên nhân. Trước đây, căn nguyên phổ biến và đứng đầu của thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền được xem là do xơ vữa mạch máu. Tuy nhiên gần đây, nhiều nghiên cứu cho rằng sự thoái hoá của xương, khớp hay đĩa đệm cột sống cổ lại đóng vai trò quan trọng hơn. Ở những bệnh nhân có tuổi, trung niên thường có sự kết hợp của cả hai nguyên

Những cách tăng oxy lên não giúp bạn khỏe mạnh

  Oxy từ ngoài không khí vào phổi, theo dòng máu đưa đến não cung cấp oxy cho não hoạt động. Nếu não bạn bị thiếu oxy trong một thời gian khoảng 4 đến 5 phút các tế bào não của bạn sẽ bị hủy hoại và chết dần. Thiếu oxy lên não khiến các hoạt của bạn trở nên kém hơn, chất lượng công việc không còn hiệu quả, thậm chí nặng có thể dẫn đến tử vong. Bài viết dưới đây cung cấp những phương pháp cải thiện tình trạng oxy lên não. Thiếu oxy lên não là gì? Thiếu oxy lên não là tình trạng lưu lượng máu đến não không đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi oxy cho hoạt động của não bộ.  Xem thêm: Cách chữa thiếu máu não Tình trạng này chiếm 25% nguyên nhân gây tai biến mạch máu não và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và tim mạch. Khi bị thiếu oxy não nhẹ, biểu hiện là đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nặng hơn là mất ý thức, mất trí nhớ và tình trạng này kéo dài dài sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não tăng cao nguy cơ đột quỵ, tử vong. Các cách tăng oxy lên não Các bài tập giúp tăng

Những biến chứng của bệnh thiếu máo não có nguy hiểm không?

  Thiếu máu não là tình trạng lượng máu cung cấp lên não bị giảm, dẫn đến giảm khả năng cung cấp oxy cũng như các chất dinh dưỡng cho các tế bào của não bộ. Các biến chứng của bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không? Tổng quan về bệnh thiếu máu não Thiếu máu não là tình trạng mà quá trình lưu thông máu lên não vì một lý do nào đó mà bị trì trệ, làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng dưỡng cần thiết cho các tế bào của não bộ hoạt động. Đối với người bình thường, não tiêu tốn khoảng gần 15% tổng lượng máu của toàn bộ cơ thể. Não thiếu máu, tế bào thần kinh ảnh hưởng và ảnh hưởng đến các cơ quan mà não bộ chi phối. Xem thêm: Rối loạn tuần hoàn não có nguy hiểm không Hiện nay bệnh thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa khi mà nhiều người trẻ tuổi vì lý do làm việc trong môi trường áp lực, nhiều stress. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính và việc điều trị sau này sẽ trở nên rất khó khăn Bệnh thiếu máu não đang có xu hướng trẻ